Phái cử Thực tập sinh

Là một trong những đơn vị tiên phong hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Việt Nam. Công ty cổ phần phát triển nhân lực & thương mại Việt Nam ( Vinamex) đã phát huy lợi thế, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tuyển chọn lao động, xây dựng thương hiệu trên cơ sở lòng tin của người lao động trong nước và của đối tác sử dụng lao động nước ngoài.

Theo thông tin của Cục quản lý lao động ngoài nước :

Tính đến thời điểm T12/2018 Việt Nam có 142.860 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó thị trường đông nhất là Nhật Bản (68.737 người), vượt qua Đài Loan là gần 60.400 lao động; Hàn Quốc với trên 6.500 lao động. Riêng thị trường Nhật Bản có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2018 với trên 68.737 lao động (chiếm gần 50% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài), nâng tổng số thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản lên hơn 140 nghìn người.

Về nhiệm vụ năm 2019 là đưa được 120.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài và tập trung vào các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản Trong đó, chủ yếu là lao động ngành xây dựng, cơ khí, chế biến và đóng gói thực phẩm, nông nghiệp, hộ lý và điều dưỡng…

Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), cho biết, năm qua, thị trường Nhật Bản vươn lên do bắt đầu áp dụng luật mới, cho phép lao động nước ngoài ở nước này từ 3 lên 5 năm. Đặc biệt, Việt Nam là nước đầu tiên được Nhật Bản ghi nhớ hợp tác về thực tập sinh theo luật mới của Nhật có hiệu lực từ tháng 6/2018.

Luật mới cho phép Nhật Bản tiếp nhận ít nhất 345.000 nhân công nước ngoài thuộc 14 lĩnh vực, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động đang ở mức báo động.

Theo luật mới này, những thực tập sinh (TTS) Việt Nam chuẩn bị kết thúc kỳ làm việc ba năm đã có cơ hội tích lũy kinh nghiệm, học tập tiếng Nhật, nâng cao tay nghề, rèn luyện tác phong tốt nếu có nguyện vọng tham gia chương trình mới sẽ có cơ hội tiếp tục tham gia chương trình Kỹ năng đặc thù liên tục trong năm năm.

Năm qua 2018, 13 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép trực tiếp đưa lao động chăm sóc người già, người bệnh sang Nhật. Trong đó Vinamex tự hào là 1 trong số các đơn vị được cấp phép trực tiếp đưa hộ lý điều dưỡng sang Nhật Bản

Vững tiếng Nhật để hòa nhập

Với chỉ 10% dân số Nhật có khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc và chỉ 5% thật sự nói tiếng Anh lưu loát, muốn giao tiếp với người Nhật cần phải học tiếng Nhật.

Cô Hoa Phượng, người đã có hơn 10 năm sinh sống ở Nhật, hiện là nhân viên tuyển dụng TTS Việt Nam thuộc nghiệp đoàn Kyodo Kumiai Shiga JCL, tỉnh Shiga, cho chúng tôi biết ở các vùng quê, xa các thành phố và trung tâm kinh tế lớn, đang thiếu lao động đặc biệt nhưng vốn sống khép kín nên người Nhật có mối lo ngại là người lao động nhập cư sẽ tràn vào nước Nhật mang theo văn hóa và ngôn ngữ khác biệt.

Vì vậy khó khăn lớn nhất với các TTS nước ngoài khi làm việc ở Nhật chính là khả năng hiểu và giao tiếp bằng tiếng Nhật.

Các tờ báo lớn ở Nhật cũng cho biết chính phủ nước này quyết định sẽ tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Nhật dành cho các TTS đến từ các nước châu Á, đặc biệt là TTS đến từ các nước Đông Nam Á.
Bản thân các công ty Nhật cũng muốn các TTS Việt Nam vững tiếng Nhật và khuyến khích họ học bằng nhiều hình thức.

Ông Ishikura Satoru – giám đốc Công ty sản xuất mì Ishikura Men, công ty sản xuất mì lớn thứ ba của Nhật, có trụ sở chính đặt ở tỉnh Niigata – cho biết công ty ông khuyến khích các TTS có kết quả tốt trong kỳ thi kiểm tra tiếng Nhật bằng cách cho tăng lương.

Tổng giám đốc Hiroki Tojo của Công ty Okamura Home tại Việt Nam cho biết công ty ông đài thọ toàn bộ chi phí tham dự kỳ thi Năng lực Nhật ngữ (khoảng 1,1 triệu đồng) và tăng lương cho những bạn nào thi đậu.

Trong khi đó, tổng giám đốc Hondaplus Vietnam, ông Koichi Takenaka, chia sẻ dù không đài thọ chi phí thi, nhưng công ty ông tổ chức lớp Nhật ngữ hai lần một tuần cho các TTS tham gia học miễn phí, khuyến khích họ phát triển khả năng ngôn ngữ.

“Các bạn TTS phải có một sự chuẩn bị, đầu tư kỹ cho việc học tiếng Nhật và trang bị kỹ năng, kiến thức về văn hóa làm việc tại công ty Nhật Bản. Sau năm năm làm việc, các TTS có cơ hội tiếp tục làm việc tại Nhật Bản nếu thi đậu các kỳ thi bắt buộc”, ông nói.
Ông Sơn cũng kỳ vọng những bạn trẻ chuẩn bị làm TTS phải biết nắm lấy cơ hội này và tự bản thân phải có định hướng tương lai đúng đắn để phát triển lâu dài.

PGS.TS Carola Hommerich, chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản, nhận định: “Không biết rõ ngôn ngữ sẽ hạn chế sự hòa nhập của các bạn, bao gồm việc giao tiếp với đồng nghiệp và hiểu rõ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, trong trường hợp các bạn có con, nếu không nắm rõ tiếng Nhật sẽ rất khó để con cái mình có được một nền giáo dục tốt”.

Bà cho rằng Chính phủ Nhật cần quan tâm giúp đỡ các TTS nước ngoài học tiếng Nhật để họ nhanh chóng xóa bỏ các rào cản, dễ hòa nhập môi trường Nhật Bản.

1 buổi kaiwa nói chuyện tiếng nhật của học viên Vinamex

14 ngành nghề Nhật Bản tiếp nhận

Xây dựng, đóng tàu/công nghiệp tàu thủy, nông nghiệp, hộ lý, lưu trú, sản xuất thực phẩm/đồ uống, nhà hàng, ngư nghiệp, vệ sinh tòa nhà, công nghiệp rèn đúc, máy móc công nghiệp, điện/điện tử/thông tin, bảo dưỡng/sửa chữa ôtô và hàng không.

Chính phủ Nhật Bản sẽ cấp visa kỹ năng đặc thù (loại 1) có thời hạn tối đa năm năm cho lao động trong 14 ngành nghề nêu trên và visa kỹ năng đặc thù (loại 2) không giới hạn thời gian cho những lao động giàu kỹ năng trong năm ngành nghề: xây dựng, đóng tàu, sửa chữa bảo dưỡng ôtô, hàng không và lưu trú khách sạn.